top of page

~Bài phỏng vấn trong Moira Memorial Issue~

09/2008

(phần 2)

*Nguồn bản dịch tiếng Anh: Defade

 

-Trong “Meiou”, tôi thấy rằng mình đã hiểu vì sao Sound Horizon lại tự gọi mình là ban nhạc huyễn tưởng. Bài hát khiến tôi nhận ra lý do vì sao nó không phải là một tốp kịch hay chỉ là một nhóm nhạc đơn thuần, mà là một ban nhạc. Nó đặc biệt hiển nhiên rằng ca khúc được khởi đầu bởi một dàn nhạc.
Revo: Loại năng lượng đó chỉ có thể khả thi trong một buổi diễn live.

-Nó thật giống như một ban nhạc thuộc dòng progressive khi phần độc tấu guitar và keyboard bắt đầu. Tôi cũng đã có thể cảm nhận được loại cảm giác phấn khích chỉ có thể được trải nghiệm trong buổi diễn live.

Revo: Những phần như thế là sức lì của tôi với thể loại nhạc truyện, hay ta nên nói là, một dấu ấn cá nhân hay đại loại vậy. Tôi có một lịch sử của riêng mình với âm nhạc. Loại nhạc mà tôi nghe bởi vì tôi thích chúng. Tôi cũng đã trải qua cảm giác máu cuộn lên trong huyết quản trước âm nhạc. Tuy nhiên, Sound Horizon luôn luôn phải chú ý tới câu chuyện hay tới việc khắc họa nhân vật, và đã không có nhiều chỗ để bản thân âm nhạc mang lại niềm phấn khích. Dẫu việc dàn nhạc trông thật hết sảy có là không cần thiết với câu chuyện, tôi muốn bằng cách nào đó trao họ cơ hội để tỏa sáng. Sound Horizon sau cùng cũng là một ban nhạc. Đó là lý do tôi đã chủ ý khiến cho phần biểu diễn khó hơn. Trông những người biểu diễn có thể như đang bình tĩnh hòa theo dòng chảy của âm nhạc, nhưng bản thân âm nhạc lại là sự tiếp nỗi của những đoạn nhạc khôi hài. Ngay các thành viên của dàn nhạc đã làm loại biểu tình thống khổ khi lần đầu chơi chúng và cứ khăng khăng rằng mình không thể làm được. (cười) Dẫu vậy, sau khi đã luyện tập hết lần này qua lần khác, tham gia vào buổi thu, và sau đó chơi thêm một vài lần trong các buổi diễn tập, họ thậm chí đã có thể chơi khi đương vận đồ thần chết. Ngay từ đầu họ đã là các nhạc công xuất sắc rồi, thật vậy.

-Khi mà Sound Horizon là một ban nhạc, anh có nghĩ bản thân dàn nhạc cùng thanh âm từ nó là một yếu tố không thể thay thế ngay cả trong buổi diễn?

Revo: Đó là một điều mới lạ mà tôi sẽ phải cân nhắc. Khi tôi xét đến sân khấu tương tự như lần này, có một khả năng bỏ đi dàn nhạc. Sử dụng bản thu sẵn thay vì biểu diễn live. Chà, tôi đoán rằng việc chơi vài khúc karaoke ở phần nhạc nền cũng là một lựa chọn. Tuy nhiên, tôi đã không chọn cái nào trong số chúng, bởi tôi ý thức cao được sự thật là ‘chúng ta tạo ra âm nhạc’. Dẫy vậy, có những tiềm năng về sự thay đổi vai trò lý tưởng của dàn nhạc trên sân khấu. Ví dụ đơn giản, chúng tôi đã dùng đèn LED trong buổi diễn, phải không nào?

-Ý anh là màn hình đã trình chiếu ảnh hoạt họa và phần phông nền.

Revo: Tất nhiên. Nếu chúng tôi thử trình bày một quang cảnh qua màn hình, cái bóng của dàn nhạc sẽ trở thành một phần của nó. Thành viên của dàn nhạc cùng nhạc cụ của họ sẽ in bóng nên đó dù có thế nào đi nữa. Chúng tôi đã tranh luận khá nhiều về việc có nên dùng đèn LED không hay chuyển dàn nhạc đi đâu khác. Vậy nhưng, kể cả khi đó tôi cũng chưa từng cân nhắc khả năng phải che khuất dàn nhạc đi để phô bày hiệu ứng thị giác tuyệt đẹp bởi đèn LED. Thế nên lựa chọn của chúng tôi đã được thu hẹp xuống qua trình cắt giảm. Chúng tôi đã không sử dụng phần karaoke, chúng tôi đã không che khuất dàn nhạc, nên chúng tôi sẽ phải chấp nhận việc đèn LED bị đè lên. Ngoài việc đó, chúng tôi cũng đã không dám chắc có nên để các thành viên của dàn nhạc vận đồ thần chết hay không. Những vấn đề như việc liệu họ có thể chơi nhạc trong loại trang phục đó không, hay phải làm sao để thay đồ sau đó. Có những gợi ý rằng nên để thành viên của dàn nhạc vận đồ thần chết suốt cả buổi, nhưng tôi đã ngay lập tức bác bỏ nó với một câu ‘vầy sao được’. (cười) Cũng có những điều cá nhân tôi một mực đòi hỏi, như là việc tay của tử thần cần phải trắng hếu. Tuy nhiên, sẽ khá rắc rối nếu tay họ cứ trắng hếu như thế khi họ không còn là tử thần, nên chúng tôi đã phải thay đổi màu tay họ cùng với việc thay trang phục. Vậy đó, thế nghĩa là chúng ta không thể bắt đầu với “Matryoshka” ngay sau đấy.


-Vậy với  “Matryoshka” – tại sao anh lại khiến nó mang chất-Nga?
Revo: Tôi sẽ để các bạn tự tưởng tượng, nhưng tôi có thể nói một điều rằng tôi đã không muốn nhảy bổ vào câu chuyện luôn ngay sau Hades. Dù Matryoshka cũng chẳng phải không liên quan chút gì đến câu chuyện, nhưng tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu có chút gì không trực tiếp liên hệ với chính truyện trong đó. Bởi nó sẽ hoàng thành vai trò liên kết câu chuyện của Moira (thần thoại) với hiện thực (lịch sử). Và bạn hỏi, sao lại là Nga…? Có một nhà khảo cổ học người Đức mà tôi tạo hình Zvonlinsky dựa theo. Chà, nếu bạn lần theo trải nghiệm sống của ông ấy, bạn sẽ tự nhiên thấy được mối liên hệ với nước Nga tới từ đâu. Tôi đoán là cũng có lựa chọn xây dựng chuyện tại nước Đức, nhưng khi đó bản thân âm nhạc đã gây hưởng lên tôi. Tôi muốn nếm thử hương vị của nhạc dân gian Nga, và sau cùng đã có nhiềm trò vui hơn mình tưởng. (cười)

-Liệu nó có trở thành nhạc metal Đức nếu anh chọn nước Đức?

Revo: Có lẽ là không. (cười) Nhạc dân gian của đa dạng các nước có xuất hiện thường xuyên trong tập nhạc cấp tiểu học, nhỉ? Bởi vì chúng đã để lại nhiều ấn tượng với tôi, tôi đã lập tức có hứng khi quyết định thử qua nhạc dân gian Nga. Tôi cũng thích nhạc cổ điển nữa, và ngay cả với thể loại đó, phải có kha khá bản gợi nhắc đến nhạc dân Châu Âu, nên tôi đã có một bộ sưu tập các mô-típ tương đối lớn. Mặt khác, tôi đã chỉ nghiêm túc nghe nhạc rock sau khi bản thân bắt đầu chơi guitar điện.

-Tôi nghĩ búp bê matryoshka là một mô-típ rất đậm chất biểu tượng.

Revo: Đúng vậy, tôi đang dùng nó như một phép ẩn dụ. Và bản thân thanh âm nó mang lại cũng rất bắt tai tôi. Có cả một nguyên do lớn lao đằng sau việc lựa chọn nó.

-Xin hãy chia sẻ với tôi về cấu trúc âm nhạc của ca khúc “Matryoshka” nữa. Nếu ta chia nhỏ các phần, thì thành ra anh đã gộp nhiều hơn hai ca khúc vào một bài. Đó là bởi anh đã xây dựng nó theo từng cảnh hay theo trình tự nhân quả?

Revo: Chúng quả thật tách biệt với nhau xét trên các phân cảnh. Cùng lúc, nếu nó đã là một ca khúc, tôi sẽ muốn nó có một độ dài đáng kể. Nếu ta khắc khe về việc phân chia, thì nửa đầu của “Ilion” sẽ kéo dài cho đến khi hai kỹ nữ Cassandra và Melissa đưa Misia đi vào Ilion. Nó rơi vào khoảng một phút rưỡi. Nếu tôi định tách nó thành một bài, thì bản thân việc này sẽ là một vấn đề. Trong tâm trí tôi không có đủ ý nghĩa đằng sau việc chủ động gộp chúng thành một ca khúc. Nguyên nhân là bởi phần đầu của bài hát đơn thuần chỉ đảm nhiệm chức vụ chuyển lực chú ý sang thành Ilion. Rồi chúng ta đi tới phần chính truyện diễn ra tại Ilion, buổi đoàn tụ của cặp sinh đôi cùng cuộc đào thoát của họ. Thành phần chính – hay nửa sau, đoạn mà – có một số giai điệu căng thẳng và u ám. Điều tương tụ cũng được gán lên “Douloi”. Về khía cạnh âm nhạc, ca khúc đã đi tới một điểm ngừng đột ngột ở giữa bài, nên cũng không bất khả thi để chia nó làm hai - “Hướng về Chợ nô lệ” và “Tại Chợ nô lệ”, nhưng tôi đã không muốn băm nhỏ nó ra quá, nên đã kết thúc với việc viết thành một ca khúc. Bởi vậy, khái niệm về ‘một ca khúc’ này là vô cùng khác biệt so với các bài nhạc pop. Theo đó, tôi thậm chí còn cảm thấy rằng không cần thiết phải đặt cho chúng từng cá tên riêng như của nhạc pop. Có lẽ tôi đơn giản chỉ cần in cái tên “Moira” trong trang mục lục như là một ca khúc duy nhất – đơn giản và rõ ràng. Nhưng như thế thì cũng không được cân nhắc kĩ càng cho lắm, nên lần này tôi đã không thực sự đi xa đến thế. Nếu bạn ví câu chuyện như một chặng đường, thì tên của các ca khúc sẽ khá hữu dụng khi mà chúng có vai trò như các cột mốc hay biển báo. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều phần để cải thiện trong lĩnh vực đó, và nó chắc chắn sẽ xuất hiện một lần rồi lại một lần như là một điều gì mà tôi cần suy xét. Bởi bạn sẽ bắt đầu rơi vào một thứ gì đó giống như vòng xoắn ốc hướng xuống dưới một khi bỏ cuộc và ngừng suy nghĩ. Nếu tính độc nhất là việc xây dựng một nền tảng linh thiêng trên tác phẩm nghệ thuật của mỗi người, thì có lẽ bản thân sự sụp đổ của một nền tảng linh thiêng được xây dựng trên lối suy nghĩ phổ biến cũng là một loại nghệ thuật.

-Dàn đồng ca của sáu chị em nữ thần trong “Mythos” hẳn là một thứ đáng để chiêm ngưỡng.

Revo: Họ xuất hiện tương đối thường xuyên, nên tôi đã bỏ rất nhiều suy nghĩ vào họ. Đặc biệt trong “Mythos”, với phần hợp xướng phức tạp được đan cài bởi lời ca của họ, cũng như mỗi màn đơn ca. Tôi đã đặt rất nhiều điểm quan trọng ở ca khúc ấy. Xuyên suốt phần hợp xướng, tôi cần phải thật sự chỉ ra ý nghĩa đằng sau việc đó là gồm sáu người bọn họ, và trong những phần đơn ca, tôi phải gợi tả được nét tính cách của từng nữ thần qua giai điệu đơn thuần bởi sự thiếu vắng của lời bài hát. Đây cũng là một ca khúc quan trọng xét trên tổng quan toàn câu chuyện, nên tôi đã đưa ra những chỉ dẫn chi tiết trong giai đoạn thu âm. Thật ra, có một vài trong số sáu nữ thần đã có một khoảng thời gian thật sự khó khăn. Các soprano (giọng nữ cao) gần như đã soi chiếu được hình tượng của nữ thần rồi, nên khá ổn khi họ hát như thường lệ. Những người khác thì không được may mắt như thế. Nếu họ cứ hát như bình thường, thì sẽ có nguy cơ nó thành ra quá pop, không phải sao? Nó sẽ nghe quá thường cho một nữ thần, nên chúng tôi đã phải thử rất nhiều thứ khác biệt và thử nghiệm với việc phải làm sao để trông có vẻ tôn nghiêm. Sự cân bằng cũng quan trọng nữa. Nếu chúng tôi chỉ điều chỉnh âm lượng của giọng ca họ bằng kĩ thuật số, thì việc sáu người bọn họ ở đó sẽ mất bớt đi ý nghĩa mang tính nhạc kịch, và những màu sắc cá nhân của họ sẽ không nổi bật được đến thế. Ngoài ra, nếu chúng tôi cân bằng chúng quá, nó có thể sẽ thành ra nghe đều đều. Nó đã là một câu đố phức tạp đòi hỏi tôi phải suy nghĩ từ nhiều khía cạnh khác nhau, như tong màu cá nhân của mỗi nữ thần, chất lượng tổng quan của giọng hát, dòng chảy của âm nhạc vân vân.

-Tôi dám chắc rằng khá căng thẳng tinh thần cho các kỹ sư dàn dựng nghệ thuật cho buổi diễn.

Revo: Bởi không phải là bản thần tôi không thể theo sát việc dàn dựng nghệ thuật trong suốt buổi diễn, the nguyên mẫu duy nhất mà họ có thể dựa vào là bản thân CD. Xét đến sáu nữ thần, vị trí của họ trên sân khấu trở thành chuẩn mực của sự cân bằng hợp lý. Mặc dù có một số ngoại lệ, hình mẫu cơ bản được chú ý giữ nguyên, bởi tôi đã cân nhắc vị chí của họ trên sân khấu ngay trong thời gian tôi bắt đầu hòa âm phối khí cho ca khúc ấy, và tập hợp chúng trong đầu. Vị trí của họ cũng là trọng yếu xét đến khía cạnh của câu chuyện. Hồi đó khi kỹ sư thu âm làm công việc hòa phối điện tử hay thử nghiệm, anh/cô ấy đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm rồi và đã cố để cảm được viễn cảnh của thứ âm thanh lý tưởng mà tôi mường tượng. Và đôi khi trong những điều chỉnh nhỏ được lặp lại ấy, chúng tôi sẽ đi tới được sự cân bằng hoàn hảo. Vào một ngày xác định, một thời điểm xác định, những thanh âm trong tâm trí tôi sẽ bắt cặp hoàn hảo với thứ ngụ ở thực tại. Có một niềm hân hoan đặc biệt ở trong khoảng khắc đó. Niềm hân hoan khi trao được hình hài cho một thứ vốn đã hiển hiện trước đó mà thiếu đi điều đấy. Mặc dù vậy, cả kỹ sư dàn dựng nghệ thuật và kỹ sư thu âm đều phải có trong đầu mọt hình ảnh rõ nét của hình mẫu cơ bản và hiểu được trước đó ai trong số sáu nữ thần họ phải khắc họa trong mỗi đoạn hòa âm.

Translation & subtitles ​© 2016 by The Tunnel. All the video/music files linked from this site do not belong to us. They belong to their respectful owners: Sound Horizon, Linked Horizon, Revo&collaborators and their record labels. This is a non-profit fansite created to promote Sound Horizon in Vietnam.

If you want to take something out of here and post it elsewhere, please do so with full credits.

Sasageyou!

bottom of page