~Bài phỏng vấn trong Moira Memorial Issue~
09/2008
(phần 3)
*Nguồn bản dịch tiếng Anh: Defade
-Có vẻ như những kỹ thuật và kỹ năng đặc biệt hẳn sẽ được đòi hỏi ở các kỹ sư dàn dựng nghệ thuật của Sound Horizon.
Revo: Có một điều khá đúng là bạn sẽ không đảm bảo được liệu mình sẽ làm việc xuất sắc trong Sound Horizon, dẫu bạn có làm rất tốt ở buổi diễn của ban nhạc khác. Nhưng cũng không phải là tôi có thể nói rằng, “Ồ, tôi muốn những kỹ sư dàn dựng nghệ thuật phải có khả năng thực hiện loại kỹ thuật này ở một trình độ nọ.” và liệt kê ra những yêu cầu cụ thể. Cũng có khả năng những điều tôi mong muốn ở mỗi album sẽ thay đổi. Tuy nhiên, tôi không nghĩ việc lựa chọn các kĩ sư, những người vô cùng tự tin về kĩ năng làm việc với các ban nhạc rock của mình, là một giải pháp tốt. Dẫu vậy, cũng không có nghĩa là các kỹ sư nhạc kịch là một lựa chọn tốt hơn, bởi họ sẽ phải hiểu được những mô-típ trong nhạc rock xuất hiện rải rác trong loại hình âm nhạc này.
-Hai nhân vật chính diện Elef và Misia sau cùng cũng lộ diện trong “Didymoi”. Nó cũng đề cập đến sáu nữ thần nữa, nhưng anh có bao giờ phải gãi đầu suy nghĩ về tên gọi của nhân vật?
Revo: Lần này việc đó đã đặc biệt đầy thách thức. Có rất nhiều nhân vật. Nếu bạn có một độ hiểu biết liên quan tới thần thoại học , chiêm tinh và ngôn ngữ Hy Lạp, thì bạn hẳn sẽ biết được về nguồn gốc của những cái tên, tôi thật sự đã nghiên cứu nhiều nhất có thể trước khi lựa chọn. Nhưng Zvonlinsky là một ngoại lệ khi mà tôi đã quyết chọn tên của ông khi chỉ xem lướt qua vô số tên gọi tiếng Nga. Khi xem tới cái tên đó, tôi đã ngay lập tức ra quyết định bởi tôi không thể mường tượng nổi nếu chọn cái khác thì sẽ thành ra thế nào. (cười) Nhưng tên nhân vật là rất quan trọng đối với tôi, nên một quyết định đột ngột như với tên của Zvonlinski thực sự là một ngoại lệ và không theo quy luật thông thường. Xét đến điểm đó, Zvonlinsky được đảm nhiệm bởi Jimang có lẽ cũng là một nhân tố trong quyết định của tôi. Nếu Utsunomiya là người đứng sau vai diễn ấy, thì nó chắc chắn đã không phải là Zvonlinsky. (cười) Cũng đúng là tôi không cần thiết phải chú ý đến một lão già ham đào xới bình phàm nhiều đến thế, kiểu trao cho ông ta một cái tên thú vị hay nghĩ ra một câu chuyện đặc biệt trong xuất thân của ông, nhưng rồi tôi vẫn làm như vậy, tôi nghĩ nó sẽ thú vị hơn khi nhấn vào những điểm bất thường. Tôi cũng đã chọn câu “Một khi còn hố thì ta còn đào!” ngay trong khoảng khắc tôi nghĩ về nó. Với tất cả chủ ý để tạo lên một phiên bản dí dỏm của câu “Ngươi vẫn sẽ tiếp tục đào dẫu chẳng có hố!” (cười)
-”Douloi” thực sự đã phô bày một sân khấu có tính di động.
Revo: Khi dàn dựng sân khấu, tôi luôn luôn phải vượt qua trước tiên rào cản về việc phải làm sao để sử dụng khoảng không có hạn cho hiệu quả. Và đặc biệt là với buổi diễn này, bởi có kha khá những cảnh chúng tôi cần tái hiện lại chân thực nhất có thể. Do đó là lần đầu tiên tôi phải làm việc với một sân khấu có những phân cảnh mang tính di động, ban đầu tôi đã cảm thấy mình có thể làm được rất nhiều việc với nó, nhưng đâu phải tôi có thể đơn thuần xê dịch chúng qua lại một cách ngẫu nhiên. Trong một buổi diễn tập, tôi đã tự nhủ thành tiếng rằng “nó có thể chếch qua bên một chút”, nhưng thực ra tôi đã đẩy nó đến kịch ngưỡng rồi. (cười)
-Trình chiếu những con tấu mã và bánh xe ngựa xoay vần, dàn đèn LED gần như là một phần của các nhạc cụ trong cảnh đó.
Revo: Vâng, nếu xét đến việc nội dung của âm nhạc và phân cảnh được trình bày theo lối trừu tượng. Sound Horizon chưa từng thực hiện điều gì với đèn LED với vai trò xác định như vậy, nên chúng tôi đã thử…nếu theo đúng ý tôi, chúng ta hẳn còn có cây thật làm dụng cụ sân khấu với cảnh trong rừng. Những cây cột trong cảnh đền thờ. Không chút nghi ngờ rằng tôi thật lòng muốn sử dụng những vật thể hữu hình để đại diện cho những thứ có thật. Bởi đèn LED chỉ trình chiếu những hiệu ứng thị giác, nên dù chúng xem thật đã mắt, nhưng vẫn chỉ là hàng giả, phải không? Bạn sẽ không thực sự cảm thấy nó ở đó. Bạn không thể thuyết phục người khác rằng những thứ đó tồn tại với hình dạng hữu hình. Nhưng nếu tôi biến mong muốn của mình thành hiện thực, tôi sẽ cần đến một khoảng chi phí sản xuất khổng lồ và gấp đôi số lượng nhân viên. Đó là một sự lựa chọn, giảm xuống số lượng các vật dụng sân khấu mà tôi có trong đầu hay sử dụng đèn LED. Đến cuối cùng, tôi đã chọn hiệu ứng thị giác. Đây có thể trở thành phương hướng chủ yếu cho những tác phẩm của tôi trong tương lai, nhưng tôi không thực sự muốn lệ thuộc vào hiệu ứng thị giác nhiều quá. Mặt khác, nếu sử dụng hiệu ứng thị giác, chúng tôi có thể sẽ làm được vài chuyện hay ho mà không thể thực hiện được bằng cách khác. Về ý tưởng, thì là vậy.
-Tuy nhiên, anh có coi đây là một thành công khi đèn LED đã có thể truyền đạt con chữ “quay vòng” và “xoay vần” trong “Douloi” theo lối mang tính biểu tượng hơn?
Revo: Với tôi, nó giống như “Lãn Ông mất ngựa”. Về các hiệu ứng thị giác, tôi đã liệt kê một đống nhưng thứ tôi cho rằng là cần thiết trong phần mở màn. Sau đó vấn đề chỉ còn là truyền đạt lại với các nhân viên. Tôi lần lượt điểm tên từng phân cảnh trong tâm trí tôi, nói họ hay mình muốn loại hiệu ứng nào ở phân cảnh nào và tại sao nó lại quan trọng. Thành ra tôi đã luôn miệng suốt 2, 3 tiếng đồng hồ. (cười) Và rồi chuyện sẽ trở thành, các nhân viên phải làm sao để truyền đạt được ý tưởng của tôi. Chúng tôi đã hội họp mỗi ngày, thảo luận về việc, một số thứ là bất khả thi nhưng có lẽ có thể được bù trừ theo một cách khác. Nó giống như là bạn có một tấm bản đồ đã được lý tưởng hóa trong đầu, nhưng do bạn không thể tiến hành công việc đích xác như trong đó, bạn đành phải tìm kiếm một con đường thay thế cùng những người khác. Phân cảnh với Misia trôi nổi trên mặt nước trong “Parthenos” là một điều gì có lẽ chỉ khả thi với đèn LED.
-Có một vài giai điệu Ả-rập trong “Douloi”. Có phải anh đã lựa chọn như vậy với một số chi tiết mang tính địa chính trị trong đầu?
Revo: Chắc chắn là một phần nào đó. Hình tượng của việc buôn bán nô lệ ở Hy Lạp cổ đại diễn ra dọc bờ Địa Trung Hải cũng đã có những ảnh hưởng tới quyết định của tôi, và tôi đã muốn phản ánh không khí cổ đại được dựng lên bởi các nô lệ (như là Ai Cập hay Babylon) nữa.
-”Lesbos” là đứa con thứ xét trên cả phương diện về số thứ tự của ca khúc cũng như về căn chỉnh thời gian trong buổi diễn, và nó thật sự đã phản ánh điều đó qua việc kết nối phần mở đầu và kết thúc. Tôi nghĩ nó một phần cốt yếu của buổi diễn.
Revo: Nó cũng tạo dựng mối liên hệ với phần đầu “Ilion”, “Artemisia” và “Parthenos”. Tất cả trong số chúng đều truyền đạt ý niệm bao hàm lối nhìn nhận truyền thống về phụ nữ thời cổ đại. Đây là cách những người phụ nữ hồi đó đã sống, và như vậy, bạn nên sống như thế nào trong kỷ nguyên hiện tại?
-Càng nghe, tôi càng thấy được rằng Sound Horizon giống như một mạng lưới. Anh đã bao giờ định sáng tác những ca khúc nhạc pop thông thường mà chỉ là nhưng ca khúc đơn lẻ và tách biệt với nhau?
Revo: Trước hết, một trong những nguyên nhân khiến tôi đi xa được nhường này là bởi tôi đã cho rằng thế giới sẽ trở lên thật nhàm chán với cùng một loại các bài hát khắp mọi nơi. Cũng chẳng phải các ca khúc theo hướng chuyện kể của tôi sẽ luôn đứng đầu bảng xếp hạng, hay là mấy bài karaoke dễ lựa. Ý niệm âm nhạc mà tôi mong muốn không phải là một công thức đơn giản, nơi bạn điều chỉnh các phần cấu thành để tạo lên một câu “Tôi yêu em” và thu hút những thính giả thấy đồng điệu với khái niệm tình ái đơn thuần, dù là từ hai phía hay không được đáp lại. Tuy nhiên, tôi phải thú nhận rằng, kể từ khi tôi bắt đầu viết loại nhạc mà tôi đang sáng tác ngày nay, tôi có cảm nhận thấy khao khát về thứ được biết đến rộng rãi là các ca khúc “thông thường”. Sự đa dạng đòi hỏi được chấp nhận. Đây cũng là một phần lý do khiến việc đó thật cám dỗ. Tôi sẽ chọn một con đường khác sau khi nhận thức được sự tồn tại của con đường còn lại – nhưng tôi sẽ đi theo lối này. Tác dụng của việc bị từ chối lên tinh thần không phải là một thứ gì tốt đẹp. Vậy nên chắc chắn tôi có hứng thú với nhạc pop thông thường cũng như nhạc rock thuần túy. Tôi đã cân nhắc nhiều lần về việc thử nghiệm chúng như là thứ gì trái ngược với những việc tôi đã làm. Dẫu vậy, liệu tôi có làm vậy với Sound Horizon hay không bản thân nó lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.
-Tiện thể thì, tôi cho rằng “Moira” là một câu chuyện về những gian truân, nhưng có vẻ như qua trình thu âm album bản thân nó cũng là một cỗ gian truân – một cỗ gian truân với thời gian, là vậy đấy.
Revo: Chúng tôi đã chiến đấu với thời gian theo hai cách. (cười) Một là trận chiến với giới hạn dung lượng của đĩa CD. Ngay từ trước khi thu, tôi đã trông đợi album này có thời lượng cỡ 60 phút. Vậy nên khi chúng tôi bàn về dung lượng thực của đĩa CD, một số người bảo là 72 phút, trong khi người khác lại khăng khăng là 75 phút…thông tin loạn hết cả lên. (cười) Khi tôi nghiêm túc ngồi lại nghiên cứu, tôi đã nhận thấy rằng nó có thể ghi được cỡ 80 phút. Theo lý thuyết, chúng tôi đã có thể ghi được nhiều hơn nữa, nhưng người làm CD thường sẽ không chấp nhận bất cứ thứ gì dài hơn 80 phút. Có khả năng là một số đầu CD sẽ không có đủ thông số kỹ thuật để chơi nó, và dẫu rằng lỗi không nằm ở CD, nó vẫn có thể là một vấn đề được đòi hỏi. Tôi đã hoàn thiện quá trình sáng tạo của mình với mẩu thông tin đó trong đầu, nhưng khi thu âm, mọi chuyện đã bắt đầu vượt tầm kiểm soát.
-Nghĩa là đó là một câu chuyện đủ lý thú để khiến anh xao động đến nhường này?
Revo: Nó nghĩa là, không như kịch Taiga, câu chuyện không thể tiến tới một cái kết thỏa đáng chỉ sau 45 hay 60 phút. Bởi câu chuyện phần nhiều dõi theo cặp nhân vật chính song sinh, tôi đã phải hạn chế phần của các nhân vật khác nhiều nhất có thể, vậy mà vẫn thành ra 80 phút. Nếu tôi miêu tả chi tiết các nhân vật xung quanh, thì chỉ một CD là không đủ. Tất nhiên, chúng tôi cũng đã bàn về khả năng sử dụng 2 đĩa CD, nhưng nếu tôi thật sự được tuôn hết ra, thậm chí có 3 đĩa cũng chẳng làm nên chuyện. Cũng có một vài vấn đề khác trong vở kịch, nên nó quả nhiên là một khó khăn đầy thách thức.
-Vậy đâu là cuộc chiến với thời gian còn lại?
Revo: Là deadline. Do cuộc chiến đó mà ngày phát hành đã bị lùi lại từ 13/8 xuống 3/9.