top of page

~Bài phỏng vấn trong Moira Memorial Issue~

09/2008

(phần 7)

*Nguồn bản dịch tiếng Anh: Defade

 

-Trong những ca khúc như “Artemisia”, đàn hạc đảm nhận một vai trò quan trọng. Cỗ đàn hạc đã chiếm khá nhiều không gian trong buổi diễn lần này nữa, phải vậy không?
Revo: Hẳn rồi. tôi đã khá kiên quyết trong việc phải có đàn hạc, bởi làm sao mà thấy thần thoại Hy Lạp nếu thiếu đàn hạc?! (cười) Tôi đã làm rõ ngay từ đầu rằng tôi muốn đàn hạc được chơi live, nhưng đôi khi tình huống lại phát triển theo những hướng kì cục, và có thời gian tôi đã gần như bỏ cuộc. Chúng tôi đã bàn luận xem chính xác thì nên đặt một nhạc cụ lớn như thế ở đâu, và nó sẽ khả thi thế nào trên sân khấu. Dàn vĩ cầm ban đầu đáng ra phải nằm ở phần thấp hơn của sân khấu, nhưng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến việc vào và ra sân khấu của nhiều diễn viên, chúng tôi đã quyết định việc đó là không có khả năng. Họ có thể đâm vào nhau, và sẽ khá là nguy hiểm. Và nếu dàn vĩ cầm được chuyển lên vị trí của dàn nhạc, thì thật sự không có cách nào để chúng tôi đặt đàn hạc trên đó. Nó là một nhạc cụ tinh tế, nên chúng tôi không thể đặt nó cạnh một nhạc cụ ồn ào như trống, nhưng tôi cũng không muốn che khuất màn hình LCD nhiều quá nữa. Sau cùng chúng tôi đã ra quyết định dựng một sân phấu phụ và đặt đàn hạc ở đó trong mọi thời điểm.

-Anh có luôn am hiểu về đàn hạc nhiều thế này không?

Revo: So với các nhạc sĩ thuộc dòng cổ điển, có lẽ là không nhiều đến thế. Nhưng tôi thích nghĩ rằng mình biết nhiều hơn một nhạc sĩ thông thường. Thử coi, không có nhiều bài hát J-POP có đàn hạc chơi live, phải không? Khi mà Hy Lạp cổ đại là chủ đề lần này, tôi đã quyết định đàn hạc và sáo cần phải là điểm sáng ngay từ trước khi bắt đầu sáng tác. Nghệ sĩ đàn hạc đã là cô Shiratori. Chuyển động của bàn tay và ngón tay của cô ấy khá là tinh tế, nhưng bởi cô cũng phải đạp bàn đạp, chân của cô ấy cũng bận rộn nữa. Không có gì nhiều trong những bài đơn giản, nhưng cô đã phải dẫm vào nó mỗi lần chuyển khóa nhạc. Xét theo mức trung bình của trường hợp tồi tệ  nhất của Sound Horizon, cô phải đạp bàn đạp cứ mỗi 2 nhịp. (cười) Vậy nên nếu bạn lắng nghe thật, thật kỹ album, bạn có lẽ sẽ nghe được tiếng bàn đạp của đàn hạc mỗi khi việc chuyển khóa nhạc diễn ra.

-Và Misia đã mất mạng trong “Parthenos”. Nó vừa là cao trào vừa là khởi đầu của cái kết.

Revo: Tôi thấy tiếc cho Misia, nhưng cái chết của nàng đã được tôi quyết định từ rất lâu về trước. Nên trong một lẽ nào, nó đòi hỏi một công trình lộn ngược. Tôi phải suy nghĩ về cách tạo lên con đường hướng về cái kết. Tùy theo cách bạn giải nghĩa đó, không phải đó chính là một đường lối cho cuộc sống của nhân loại hay sao? Mọi người đều bị số phận định cho phải kết thúc với cái chết, và đó là lý do họ muốn được sống trong một lề lối nhất định và khát cầu đạt được những điều xác định. Nên, khi người ta chết, nó ít về cái chết hơn, mà nhiều về những gì họ truyền tải được cho những người ở lại phía sau hơn. Ngay trong câu chuyện này, những thay đổi mạnh mẽ đã diễn ra như hệ quả của cái chết của Misia. Đây là một câu chuyện từ thời cổ đại, nhưng tôi muốn thêm vào những thứ gì có thể được ứng dụng trong thời hiện đại nữa. Là giả tưởng, nhưng tôi lại muốn truyền tải thứ gì có liên kết với thực tại. Bạn có cho rằng mình thấy đồng cảm với ít nhất một người trong cặp song sinh?

-Heromachia quả là một cảnh hành động. Nếu đây là một bộ phim, nó sẽ là những phân cảnh mà phần lớn ngân sách được đầu tư.

Revo: Tôi không thể không kết thúc một thiên anh hùng ca với một trận chiến, phải không? Hơn nữa, tôi phải trao cho các bậc anh hùng những vị trí thích hợp cho cái chết của họ. Một cái kết giống như chương cuối của vở bi kịch Hy Lạp. Nếu ta cùng ngồi lại và suy ngẫm, đó là trận chiến giữa hai người anh em, và ngay cả người mẹ cũng bị liên lụy, nên nó chắc chắn trông rất tàn nhẫn. Nó không thật sự là về một con dốc của cuộc đời, nhưng nếu mọi thứ đều diễn ra trôi chảy với bạn ngay từ đầu, thì dẫu bạn có thốt lên “Ah…Moira!”, thì nó cũng sẽ chẳng gây ấn tượng gì lắm. Dù là dốc đi lên hay hướng xuống, nó đến với bạn càng đột ngột, thì sức nặng ẩn sau ngôn từ của bạn sẽ càng lớn. Tôi cũng nghĩ rằng phân cảnh của trận chiến có thể tách riêng ra bởi âm nhạc của nó. Nó giống như bạn có thể nhìn thấy hàng nghìn và hàng nghìn chiến binh trong thứ âm nhạc đó, và tôi đang chỉ mượn sức mạnh của âm nhạc để bao gọn bầu không khí. Tôi cũng trông cậy vào sức mạnh của khán giả để tái tạo lại không khí trên chiến trường nữa. Theo sát tướng-!!

-Nếu ngay chính sức mạnh định đoạt cái chết của bậc anh hùng nằm trong tay cậu ấy, thì chẳng phải bản thân cậu đã là một Moira?

Revo: Bạn đang nói về tôi đó à? Chà, trong câu chuyện này, ngay cả Moira, người ngự trị bao số phận, cũng nằm dưới kiểm soát của tôi. Nhưng có thể có một loại số phận kiểm soát tôi từ một tầng cao hơn. Đùa thôi, bạn không cần phải đưa nó đi xa đến vậy đâu. (cười)

-Tôi cho rằng trận chiến là một sự giao thoa hỗn độn của rất nhiều thứ, như là tình yêu, lòng trung thành, sự phản bội, phục thù, các nền văn hóa khác biệt (như là quân đội amazon)…

Revo: Tôi sẽ để các lối giải nghĩa lại cho từng và mọi cá nhân đã chứng kiến nó. Bạn nhắc đến sự hỗn loạn, và chắc chắn có một mức độ khác của sự tương tác hỗn loạn giữa những điều dễ hiểu và những điều không như thế. Tôi nghĩ rất dễ để hiểu Alexandra, người mà, theo một lối nào đó, đã để mắt tới Leontius. Tôi đang cố khiến bất cứ thứ gì không trực tiếp liên hệ với mạch truyện trung tâm dễ hiểu. Và tôi sẽ cố kìm mình lại để không nói quá nhiều về mạch truyện trung tâm. Nó là một cán cân trong tâm trí tôi. Bởi thứ gì càng khó thấy thì con người càng cố nhìn vào chúng bằng mọi giá. Tôi cho rằng loại chiến trận này tốt hơn hết nên theo kiểu truyền thống và trực diện, bởi con người cần loại cảm giác thỏa mãn đi cùng với việc đạt được những trông đợi của họ. Nhưng tôi cũng không muốn mọi thứ đều theo kiểu truyền thống và trực diện. Tôi luôn giữ thế cân bằng đó trong đầu. Mà cũng khó để giữ nó như vậy nữa.


-Sau cái kết của “Telos”, đoạn phụ đề “Như người thi sĩ đã buông lời dối trá…”* đã xuất hiện. Câu văn đó đã xuất hiện ở trang cuối của quyển booklet rồi, nhưng tôi vẫn bất ngờ khi anh sử dụng hán tự xác định đó.
Revo: Có phải do hán tự đó có nghĩa là ‘nói dối’ hay ‘dối lừa’? Khi từ  ‘dối lừa’ đi vào tâm trí, bạn có xu hướng nghĩ tới từ ‘giả mạo’, nhưng sự thật ngụ lại là, chúng ta thậm chí còn chẳng biết liệu bản thân thần thoại có được sáng tác bởi những gì chính xác và thực tế. Hơn hết, chúng được lưu lại nhờ truyền thống truyền miệng. Nhưng mặt khác, có thể một điều gì mà bạn đơn thuần bịa ra cuối cùng lại thành sự thật. Có lẽ Ilion đang say ngủ dưới hai tay. Chúng ta không thể làm chứng cho sự tồn tại của Moira qua khoa học hay khảo cổ học, nhưng bạn cũng chẳng thể chứng minh rằng Nữ thần Số phận không tồn tại. Tôi đã chọn dùng từ ‘dối lừa’ sau khi cân nhắc tất cả chuyện đó. Tất nhiên, tôi cũng muốn nó vần với từ ‘ngâm nga’ trong câu tiếp theo.

*Một lối chơi chữ của Revo. 語る(kể) và 騙る(dối lừa) đều được đọc là ‘kataru’, anh ấy thật ra đã chơi chữ như vậy trong Ishidatami no Akaki Akuma rồi. 物語る(ngâm nga/kể chuyện) được đọc là ‘monogataru’, cũng được dùng để tạo vần điệu tốt.

-Càng được nghe về nó, tôi càng thấy được thế giới của của riêng anh ẩn giấu và phân tán xuyên suốt “Moira” cũng như các tác phẩm khác của Sound Horizon.

Revo: Bên cạnh đó, tôi cũng cân nhắc cả hình ảnh của bản thân thế giới, như tôi đã nói từ trước. Một khi chúng còn được đọc như nhau, đôi khi tôi sẽ chọn hán tự gốc bởi nó trông tinh tế hơn, nhưng lúc tôi sẽ lại lại chọn cách viết thay thế nếu nó tốt hơn. Việc tôi lựa chọn cái nào luôn thay đổi sau mỗi lần. Nó được thực hiện đơn giản qua từng trường hợp một, với một yêu cầu cố định rằng nó phải trong tinh tế như là một hình ảnh – và loại tinh tế thì được điều khiến bởi những luật lệ và tiêu chuẩn của riêng tôi. Không phải là tôi đang tự hạn chế chính bản thân, nhưng tôi nghĩ có khá nhiều luật lệ điều khiến quá trình sáng tạo của mình. Nhưng tôi đoán ta có thể gọi nó là ‘những ưu tiên về phong cách’ thay cho ‘luật lệ’. Trong trường hợp này, tôi sẽ làm thế này, and và tôi sẽ làm thế khác trong một trường hợp khác. Mọi tác phẩm của tôi đều có đầy những thứ như vậy... Có lẽ tôi không thể gọi chúng là  ‘những ưu tiên về phong cách’ nếu tôi chỉ có 1 hay 2 tiêu chuẩn như thế, nhưng nếu một tác phẩm được dựa trên 10 hay 20 trong số chúng, tôi có thể nhóm chúng dưới cái tên “phong cách”. Tất nhiên, ngay cả khi chủ đề có thay đổi, thì phong cách của tôi bây giờ vẫn là thế.

-”Kami no Hikari - Moira” đưa ra cái kết cho chính truyện, một ca khúc không nằm trong bản thân album. Video ngắn về xã hội hiện đại đã được trình chiếu bằng đèn LED xuyên suốt ca khúc. Tôi dám chắc rằng ấn tượng của chúng ta về bản thân album sẽ rất khác phụ thuộc vào việc video ngắn đó có được đính kèm hay không.

Revo: Cá nhân tôi nghĩ mình có thể mang lại một cái kết thực thụ cho sân khấu của Moira nếu tôi không có nó. Không có nó thì tôi đã chẳng thêm vào dòng phụ đề “Dẫu có vậy, hãy dấn bước và chinh phạt, hỡi các con!”. Do cái kết đó, những người vốn tin bản thân họ không có liên hệ gì với câu chuyện sẽ nhận ra rằng, đến cuối cùng, tất cả mọi người đều liên quan đến. Những người rơi vào vòng luật lệ của số phận không chỉ là các nhân vật trong câu chuyện. Sống là đồng nghĩa với chịu gian truân. Và có một số phận(Moira) dõi theo khán giả, người đổi lại dõi theo một lão già ham đào bới đang nhìn lại trận chiến giữa những người hùng. Có bao nhiều tầng lớp như thế, tôi tự hỏi? Có lẽ đó là câu hỏi trực tiếp duy nhất hiện trong tác phẩm của tôi lần này. Mọi thứ mà bạn đã chứng kiến đến thời điểm này cũng là một phần trong câu chuyện của bạn nữa, bạn biết đấy. Nói ngắn ngọn, tất cả các bạn đều là những người đã góp mặt trong buổi diễn này. Chúng ta là đồng lõa theo một cách nào đó. Ví dụ, tôi không thực sự muốn album kết thúc ngay từ giây phút bạn hoàn tất việc nghe nó. Tôi muốn bạn suy ngẫm và khám phá khả năng của việc nó có thêm những mặt khác; tôi muốn bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Tất nhiên, việc của tôi là tạo ra được một thứ gì gây được ảnh hưởng như thế, đó là tiên quyết. Trong trường hợp của buổi diễn, tôi không muốn nó đơn thuần chỉ kết thúc với bạn trong vai trò là khán giả. Tôi muốn bạn tham gia vào những thứ như cảnh chiến trận. Chỉ nghe và nhìn thôi là không đủ. Vậy nên tôi thấy nó rất quan trọng khi mọi người cùng góp giọng để thốt lên câu cảm thán như ‘Ooooh!’.

-Nhìn lại thì, thái độ đó của anh đã được thể hiện ngay trong ca khúc đầu tiên, “Thanatos”.

Revo: Hẳn rồi. Tôi để Thanatos trò chuyện với khán giả lúc đầu là bởi thế. Đâu phải là tôi đang trình diễn giữa chốn không người. Tôi nhìn vào từng người một đã tụ họp tại nơi đó. Cái chết dõi theo bạn, hề hề hề. Ngoài ra, đoạn ‘lalala’ mà mọi người hát cùng nhau cũng rất quan trọng với tôi.

-Nhắc mới nhớ, anh có tổ chức buổi tổng kết nào sau mỗi lần diễn?

Revo: Tôi nghĩ mỗi phân ban đều tự tổng kết riêng, nhưng cũng không phải tôi họp tất các nhân viên cốt cáng lại mọi lần. Tôi sẽ chỉ đến gặp và nói chuyện với từng nhân viên và nghệ sĩ biểu diễn về những gì tôi để ý thấy. Khi tôi về nhà, tôi thực hiện một gì giống như một tự tổng kết cô đơn, mà trong đó tôi kiểm tra lại tất cả các dữ liệu hình ảnh và âm thanh trong buổi diễn hôm đó. Khi mà tôi ghi chú lại những điểm tiến bộ trong suốt quá trình đó, nó thường kéo dài tới tận bình minh. Từ khi tôi nhận trách nhiệm cho phương hướng tổng quan của sân khấu, điều này gần như đã trở thành một chu kỳ của tôi. Nhưng có những khó khăn trong việc đặt bản thân qua một bên khi tập trung vào những thứ cần sự chú ý của mình. Sẽ thật đơn giản biết bao nếu tôi chỉ cần nói “Làm như tôi bảo!”. Nhưng nó không thực sự hoạt động như vậy với con người. Dẫu vậy, có những điều tôi cần phải nói…

-Loại đam mê này đến từ đâu – để anh có thể khiến mình tổng kết lại sân khấu ngày qua ngày mặc cho nỗi mỏi mệt của bản thân? Có phải anh có được động lực nhờ khát khao muốn mang lại niềm vui cho khách hàng?

Revo: Tôi không thể phủ nhận rằng một phần là như thế, nhưng không phải tất cả. Động lực lớn nhất với tôi đơn giản là sự thật rằng “đây là công trình sáng tạo của tôi”. Có lẽ không có thứ gì là hoàn hảo, nhưng tôi muốn những tác phẩm tôi sáng tạo ra tiến tới gần sự hoàn hảo nhất của thể. Tôi thấy biết ơn tất cả các bạn, vì đã lắng nghe âm nhạc của tôi, vì đã tận hưởng những buổi diễn của tôi, và vì đã sống cùng một thời với tôi. Tuy nhiên, tôi không hề có ý định mù quáng phục vụ khẩu vị của khách hàng. Nếu có bao giờ tôi cho phát hành một tác phẩm đầy những thứ chỉ để chiều lòng khách hàng và không có gì hơn thế, tôi dám chắc những người đang ủng hộ Sound Horizon bây giờ sẽ thiêu nó xuống địa ngục và quay lưng lại (cười). Thế nên tôi sẽ không tạo một thứ gì mà chỉ để độc có được người nghe và xem nó, thay vì thế sẽ bám sát ý định tạo ra thứ gì bởi tôi thực sự muốn thế - cho mọi người nghe và thử xem điều gì sẽ xảy ra sau đó. Tạo ra một tác phẩm không giống làm việc tình nguyện. Nếu bạn làm một thứ gì chỉ vì ai đó nói “Tôi muốn nghe loại nhạc này!”, thì kết quả có thế nào, tôi cũng không nghĩ rằng bạn có thể gọi nó là tác phẩm nghệ thuật. Tôi làm bất cứ điều gì tôi muốn, và liệu bạn có muốn nghe nó hay không thì đó hoàn toàn là lựa chọn của bạn – các công trình của tôi được xây dựng dựa trên loại lập trường đó.

-Như trong bài “Can’t Help Falling In Love” của Elvis Presley, con người ta có thể làm được những việc phi thường khi mà họ ‘không đừng được’.

Revo: Tôi nghĩ việc không để lại chút nghi ngờ nào là rất quan trọng. Ví dụ, nếu bạn thực sự muốn biến việc sáng tạo âm nhạc thành một loại dịch vụ, thì bản thân nó cũng ổn thôi. Bạn có thể làm bất cứ điều gì bằng sức lực của mình để tạo ra một thứ gì mà người khác mong muốn. Nếu bạn dám nói rằng bạn sẽ cống hiến cuộc đời mình để làm vừa lòng khách hàng của bạn mà không tỏ dù chỉ là một chút hoài nghi hay bối rối,  thì tôi sẽ không thực sự có thể nói rằng bạn đang tự mâu thuẫn. Tôi tin bạn vẫn có thể tạo ra một thứ gì phi thường theo cách đó. Tuy nhiên, điều tương tự cũng có thể được nói về những người cống hiến chính mình để sáng tạo những gì họ muốn. Tôi cho rằng điểm tệ nhất là khi bạn lưỡng lự giữa hai lựa chọn đó, không rõ mình thuộc về bên nào. Vậy nếu, vào sáng mai đây, tôi lại bắt đầu tự hỏi “Tại sao mình lại kiểm tra một lượt các phân cảnh của buổi diễn này dù đang mệt đến thế?”, nếu vậy thì ngay từ đầu tôi đã không nên làm. Nhưng tôi không có chút hoài nghi nào như vậy. Tôi không đừng được mà lao đầu vào những việc rất cực như thế bởi đó là một tác phẩm của tôi mà tôi yêu vô cùng. Tôi sẽ vui mừng quá đỗi nếu các bạn có thể cảm nhận được loại tình yêu ấy của tôi dành cho những công trình này. Tất nhiên, tôi đã cảm nhận được rất nhiều tình cảm từ mọi người tới dự buổi diễn cũng như tham gia vào nó dù là trên hay dưới sân khấu. “Moira” được yêu thích bởi rất nhiếu kẻ số phận định phải chết; đó quả là một vận may.

Translation & subtitles ​© 2016 by The Tunnel. All the video/music files linked from this site do not belong to us. They belong to their respectful owners: Sound Horizon, Linked Horizon, Revo&collaborators and their record labels. This is a non-profit fansite created to promote Sound Horizon in Vietnam.

If you want to take something out of here and post it elsewhere, please do so with full credits.

Sasageyou!

bottom of page